Chuyên gia tư vấn
Chăm sóc trẻ
Sách tiểu thuyết
Góc tâm sự
Biểu đồ tăng trưởng
Xem Camera
Thông tin của bé
Sổ liên lạc của bé
Đăng nhập
Tư vấn giáo dục
Nhà Trường
Điện Thoại :
0916 844 958
Nhà trường
Điện Thoại :
0982 169 905
2240
74866114
Học cách tôn trọng con trẻ từ chuyện ăn uống
Trang chủ
Thông tin cho cha mẹ
Nhìn những đứa trẻ gái chơi búp bê, tỉ mỉ chọn quần áo đẹp, đút ăn, lau mặt, thủ thỉ chuyện trò, ru ngủ..., bạn có nhận ra hình ảnh mình trong đó không?
Có khi nào, bạn nổi nóng và bị xúc phạm, bị tổn thương vì đứa con "ương bướng" của mình nhất định khăng khăng không chịu mặc chiếc áo đẹp mà bạn vừa dành hơn nửa tháng lương để mua, hoặc từ chối một món ăn mà bạn đã mất cả nửa ngày trời mới nấu nướng với tất cả tình mẫu tử thiêng liêng không? Nếu các câu trả lời là có, thì chắc bạn phải... xét lại và thay đổi cách ứng xử của chính mình với trẻ!
Có khi, rất nhiều khi, các bậc phụ huynh hoàn toàn không ý thức về chuyện mình đang ứng xử với trẻ như ứng xử với một món đồ chơi ưa thích của mình hơn là đang giao tiếp với một cá thể độc lập. Dựa trên ý thích và quan điểm của chính mình, các bà mẹ chọn quần áo giày dép cho trẻ mặc, chọn loại sách cho trẻ đọc, loại nhạc cho trẻ nghe, chọn thức ăn cho trẻ sao cho đúng dinh dưỡng và ngon miệng theo kiến thức và khẩu vị của... mẹ.
Trong số tất cả những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa mẹ và con, có lẽ chuyện ăn uống của trẻ là cái chuyện tạo ra nhiều mâu thuẫn kiểu này nhất, đơn giản vì nó xảy ra thường xuyên ngày mấy bận, và liên tục hàng ngày không nghỉ cuối tuần mà cũng không nghỉ lễ tết.
Nếu trẻ là một con búp bê hoàn toàn không có khả năng tư duy và cá tính, đương nhiên trẻ sẽ nhận tất cả những "chăm sóc" ấy của mẹ với nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Thế nhưng thực tế thì trẻ là một cá thể độc lập, vì thế trẻ hoàn toàn có quyền nhận hay từ chối những điều mà mẹ mang đến cho trẻ, tùy thuộc vào chuyện trẻ có thích và có muốn nhận những điều ấy hay không. Mâu thuẫn sẽ xảy ra và sẽ làm tổn thương trẻ nếu cha mẹ không tôn trọng cái "quyền" được quyết định này của trẻ.
Ngoài các tổn thương về tâm lý ở những trẻ có cá tính mạnh, ngay cả ở những trẻ có cá tính ngoan ngoãn và dễ chấp nhận thì sự phát triển về kiến thức và tâm lý của trẻ cũng sẽ bị giới hạn. Trẻ sẽ không có cơ hội biết đến những món ăn hay những cách ăn mà theo mặc định của mẹ đó là những món ăn không ngon hay những cách ăn không đúng. Điều này là một thiệt thòi cho trẻ về mặt dinh dưỡng đã đành, nhưng xét về mặt phát triển tâm lý, cũng sẽ là một hạn chế nếu trẻ tập quen dần với sự lệ thuộc, không dám quyết định, thậm chí không có khả năng đưa ra quyết định trong mọi vấn đề khác.
Đương nhiên, trẻ con phải được dạy dỗ và uốn nắn, nhưng dạy hoàn toàn không bao giờ là sự áp đặt. Hãy giới thiệu với trẻ tất cả những gì bạn cần phải giới thiệu và tôn trọng lựa chọn của trẻ, ngay cả khi sự lựa chọn đó không trùng khớp với lựa chọn của bạn. Luôn nói cho trẻ biết những lợi và hại, đúng và sai trong mỗi lựa chọn. Khi trẻ đã nhớ bài học bạn dạy và tự nhận thức được vai trò của chính mình trong quyết định, khi trẻ lớn khôn dần, trẻ sẽ có những quyết định tốt.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng rằng trẻ sẽ thiếu dưỡng chất hay suy dinh dưỡng vì trẻ chỉ chọn ăn những thứ mà trẻ thích chứ không quan tâm đến khía cạnh dinh dưỡng của món ăn. Đây chỉ là giai đoạn tập cho trẻ thói quen ăn uống thôi mà! Bạn hoàn toàn thể khéo léo sắp xếp để những lựa chọn của trẻ sẽ rơi vào "ý đồ" của bạn theo kiểu: "Con thích ăn gì, bánh mì hay cơm? Bánh mì thì giòn giòn, cơm thì mềm mềm, chỉ có cơm chiên thì mới giòn giòn một chút thôi..." Nếu trẻ trả lời mẹ "con thích ăn... mì gói", đừng nổi nóng hay lo ngại, chỉ cần trả lời trẻ: "ừ há, mì gói ăn sống thì giòn hơn cả bánh mì, ăn chín thì mềm hơn cả cơm. Hay là mẹ con mình ăn mỗi thứ một chút đi, để so sánh thứ nào giòn hơn thứ nào".
Trò chơi "giòn hay mềm" này sẽ dẫn đến kết quả là trẻ ăn được đủ một chén chất bột, bao gồm vài muỗng cơm, vài miếng bánh mì, vài miếng mì gói sống và vài miếng mì nấu chín. Chén chất bột hỗn hợp đó vẫn cung cấp một số năng lượng tương đương với một chén cơm, đồng thời bạn vừa dạy được cho con những khái niệm cơ bản trong ăn uống như "giòn và mềm", "lạt và mặn", "khô và nước"... mà hoàn toàn không gây một tổn thương tâm lý hay sự cảnh giác nào của trẻ với chuyện ăn uống cả.
Ngay cả khi trẻ không ăn hết khẩu phần theo nhu cầu, cũng không có gì đáng ngại, vì bạn có thể sắp xếp một món ăn phụ hoặc một ly sữa cân đối dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn phụ hoặc 30 phút sau bữa ăn thú vị và vui vẻ này của trẻ.
CÁC TIN TỨC KHÁC
Mẹo giúp cho bé tập viết
Những hướng dẫn dưới đây sẽ rất có ích để giúp bé của bạn
Dưới 15 tuổi không nên xài điện thoại di động
Rất nhiều phụ huynh khi thấy trẻ quấy khóc thường dùng điện
Lời khuyên vàng khi các mẹ cho con ăn dặm
Cha mẹ nên biết rằng bé có thể bắt đầu làm quen với thức ăn
TRƯỜNG MẦM NON VƯỜN TRẺ THƠ KID GARDEN
Cơ sở 1:
Số 9 đường Yên Xá - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội
Điện thoại: 0965133065 - 0982169905 - Email: mamnonkidsgarden2013@yahoo.com.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/mamnonkidsgarden
Cơ sở 2 (Trụ sở chính): Khu Đô Thị The Vesta- Phú Lãm( Thị Trấn Xốm) - Hà Đông- Hà Nội
Điện thoại: 0982909085,
Email: mnvuontretho.hadong@gmail.com
Facebook:
https://www.facebook.com/mamnonkidsgarden2?mibextid=kFxxJD
Cơ sở 3 : Tầng 3 Tòa HH3C khu bán đảo Linh Đàm- Hoàng Liệt- Hoàng Mai - HN
Điện thoại: 0914993779 - 0986250686, Facebook:
https://www.facebook.com/kidsgarden3linhdam
Cơ sở 4: N2 BT02A Khu Đô thị Mipec City View, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0986876347 - Mail: kidsgarden5mipec2021@gmail.com
Facebook:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100064262165106
Website:
www.Kidsgarden.edu.vn
Giấy chứng nhận bản quyền số:
2169/2013/QTG
của cục bản quyền tác giả cấp ngày: 06/06/2013
© 2013 Mầm non kidsgarden
Được cung cấp bởi :
TCG Corporation